Vạch kẻ đường – “người lạ thân quen”
Vạch kẻ đường là một thứ tưởng chừng quá đỗi quen thuộc với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, có phải ai cũng biết những vạch kẻ màu sắc, hình thù khác nhau trên đường đó có ý nghĩa gì hay không? Bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tận về vạch kẻ đường nhé!
Vạch kẻ đường là gì?
Tương tự như biển báo giao thông, vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn, lưu thông các tuyến xe. Người tha gia giao thông bằng phương tiện xe cơ giới hay đi bộ cũng đều phải chấp hành nghiêm ngặt vạch kẻ đường.
Vạch kẻ đường có thể xuất hiện, được dùng một cách độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo đường bộ, tín hiệu giao thông để đưa thông tin đến con người.
Xem thêm: Từ A Đến Z Về Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ, Học Ngay Thôi Nào!
Các loại vạch kẻ đường phổ biến
Theo 41:2019/BGTVT là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ. Do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 thì có 23 vạch kẻ đường với những hình dáng, màu sắc, cách sắp xếp không giống nhau. Dưới đây là 7 loại vạch kẻ đường phổ biến nhất.
Vạch kẻ đường màu vàng
Vạch kẻ đường màu vàng có vai trò ngăn cách, phân biệt giữa 2 làn đường ngược chiều nhau. Có 5 dạng vạch kẻ đường màu vàng gồm:
– Vạch màu vàng nét đứt: là dạng vạch đơn, nét đứt đoạn. Vạch dùng để phân chia các chiều đường ngược nhau không có dải phân cách ở giữa. Khi thấy vạch này, phương tiện được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. Vạch màu vàng nét liền: có ý nghĩa tương tự như với vạch vàng nét đứt, tuy nhiên với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
– Hai vạch màu vàng song song, nét liền. Dạng vạch màu vàng nét liền đôi này dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách giữa. Các phương tiện di chuyển không được lấn làn, không đè lên vạch này khi tham gia giao thông.
– Vạch màu vàng một đứt, một liền song song: sử dụng cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở những đoạn cần thiết phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
– Vạch màu vàng nét đứt song song: không quá phổ biến, có nhiệm vụ xác định ranh giới làn đường có thể đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy tại một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông (CSGT), biển báo, tín hiệu đèn hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
Vạch kẻ đường màu trắng
Vạch kẻ đường màu trắng được thiết kế với mục đích ngăn cách, phân biệt giữa các làn đường cùng chiều. Có 2 dạng vạch kẻ đường màu trắng gồm:
– Vạch trắng nét đứt: là vạch đơn, nét đứt đoạn được sử dụng để phân chia làn xe cùng chiều. Khi thấy vạch này, xe được phép chuyển làn đường qua vạch.
– Vạch trắng nét liền: Vạch đơn trắng nét liền (vạch 2.2) đảm nhận phân chia các làn xe cùng chiều, xe lúc này không được chuyển làn hoặc lấn sang làn khác.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại vạch kẻ đường khác đang được sử dụng trong luật giao thông hiện nay. Xem đầy đủ tại đây.
Tại sao phải chấp hành vạch kẻ đường?
Việc nhận biết, phân biết và chấp hành vạch kẻ đường là cực kỳ quan trọng đối với người tham gia giao thông. Đi sai vạch kẻ đường trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể bị phạt hành chính khi gặp công an giao thông. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 5 triệu đồng.
Nguy hiểm hơn, khi không có kiến thức về các vạch kẻ trên đường người tham gia giao thông dể gặp rủi ro trên đường đi. Từng có rất nhiều vu tai nạn, va chạm xảy ra chỉ vì người tham gia giao thông không hiểu ý nghĩa của các vạch kẻ đường, người đi bộ không đi vào vạch kẻ khi sang đường.
Hậu quả của việc không chấp hành các vạch kẻ đường là vô cùng to lớn, vậy nên ngay từ hôm nay, khi nhìn thấy vạch kẻ đường hãy làm đúng bạn nhé!
Xem thêm: 5 Cách Tự Bảo Vệ Bản Thân Trước Khi Ra Đường
Trên đây là những thông tin cơ bản về vạch kẻ đường mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hi vọng bạn sẽ luôn được an toàn khi tham gia giao thông trên mọi nẻo đường. Đừng quên mang theo các loại giấy tờ cần thiết khi ra đường đặc biệt là BHXM/BHOT. Bảo vệ bản thân mình thật tốt bạn nhé! Bởi vì chính bạn là vị thần bảo hộ cho cuộc đời của mình.