Top 7 câu hỏi dài xuất hiện trong đề thi sát hạch

Những câu hỏi dài luôn là rào cản rất lớn đối với người tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn chinh phục top 7 câu hỏi dài và khó bậc nhất trong đề thi nhé!

Top 7 câu hỏi dài xuất hiện trong đề thi sát hạch

Khi xuống dốc, muốn dừng xe, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

1 – Có tín hiệu rẻ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức đễ dàng dừng lại được; về số 1, đạp nửa ly hợp (côn) cho xe đến chổ dừng; khi xe đã dừng, về số không (N), đạp phanh chân và kéo phanh tay.

2 – Có tín hiệu rẻ phải, điều khiển xe sát vào lề bên trái; đạp hết hành trình ly hợp (côn) và nhả bàn đạp ga để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được tại chỗ dừng; khi xe đã dừng, đạp và giữ phanh chân.

3 – Có tín hiệu rẻ trái, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức đễ dàng dừng lại được; về số không (N) để xe đi đến chỗ dừng, khi xe đã dừng, kéo phanh tay.

Khi điều khiển xe trên đường vòng người lái xe cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

1 – Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng còi, đèn; giảm tốc độ tới mức cần thiết, về số thấp và thực hiện quay vòng với tốc độ phù hợp với bán kính cong của đường vòng.

2 – Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng còi, đè; tang tốc nhanh chóng qua đường vòng và giảm tốc độ sau khi qua đường vòng.

Top 7 câu hỏi dài xuất hiện trong đề thi sát hạch
Top 7 câu hỏi dài xuất hiện trong đề thi sát hạch

Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

1 – Có tín hiệu rẽ phải, quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe sang làn đường bên trái; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

2 – Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

3 – Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; tang tốc độ và quan sát an toàn phía bên trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

Khi điều khiển xe ô tô rẽ Trái ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

1 – Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ trái xin đổi làn đường; quan sát an toàn xung quanh đặc biệt là bên trái; đổi sang làn đường bên trái; cho xe chạy chậm tới phía trong của tâm đường giao nhau mưới rẽ trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

2 – Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ trái, tăng tốc để xe nhanh chóng qua chỗ đường giao nhau; có tín hiệu đổi làn đường; quan sát an toàn xung quanh đặc biệt là bên trái; đổi làn đường sang phải để mwor rộng vòng cua.

Khi điều khiển xe sử dụng hộp số cơ khí vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

1 – Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh trước vượt lên khỏi rãnh, tăng số, tăng tốc độ để bánh xe sau vượt qua rãnh.

2 – Tăng ga, tăng số để hai bánh xe trước và bánh xe sau vượt qua khỏi rãnh và chạy bình thường.

3 – Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh xe sau từ từ xuống rãnh rồi tăng dần ga cho xe ô tô lên khỏi rãnh.

Khi điều khiển ô tô tự đổ, người lái xe cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?

1 – Khi chạy trên đường xấu, nhiều ổ gà nên chạy chậm để thùng xe không bị lắc mạnh, không gây hiện tượng lệch “ben”; khi chạy vào đường vòng, cần giảm tốc độ, không lấy lái gấp và không phanh gấp.

2 – Khi chạy trên đường quốc lộ, đường bằng phẳng  không cần hạ hết thùng xe xuống.

3 – Khii đổ hàng phải chọn vị trí có nền đường cứng và phẳng, dừng hẳn xe, kéo chặt phanh tay; sau đó mới điều khiển cơ cấu nâng “ben” để đõ hàng, đổ xong hàng mới hạ thùng xuống.

4 – Cả ý 1 và ý 3.

Khi lái ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát, nếu không có tàu chạy quá thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy do xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?

1 – Không đúng.

2 – Đúng.

3 – Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.

Đừng quên theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới và thú vị hơn nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart