Kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp
Khi phanh một cách đột ngột, chúng ta rất dễ gặp nguy hiểm, đằng sau hành động đó còn ẩn chứa những hiểm họa không lường. Bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm xử lí khi phanh khẩn cấp mà những “tay đua cừ khôi” không muốn cho bạn biết.
Phanh khẩn cấp là gì?
Trong một số trường hợp khi đang di chuyển bằng các phương tiện xe cơ giới, vì một lý do nào đó bạn sẽ có hành động phân đột ngột. Phanh khẩn cấp được hiểu đơn giản là khi chúng ta bóp thắng một cách bất ngờ, gây ra tình trạng xe đứng lại một cách nhanh chóng, có thể bật ngửa về phía sau nếu ga quá mạnh. Xử lý khi phanh khẩn cấp là một trong những kỹ năng cần thiết đối với người lái xe.
Một số trường hợp hay dẫn đến tình trạng phanh khẩn cấp là:
- Vào cua quá cấp.
- Cua ở tốc độ quá cao.
- Phanh quá gấp.
- Tăng tốc quá nhanh.
Phanh khẩn cấp có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như mất lái, xìa xe, bánh xe văng khỏi bản lề đường, nghiêng xe, đổ xe… Nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến tính mạng của người cầm lái và những người đang di chuyển ở khu vực xung quanh. Do đó, nếu đã điều khiển phương tiện giao thông, bạn phải nên biết cách xử lý khi phanh khẩn cấp.
Kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp
Thông thường khi chúng ta phanh gấp vì bất kỳ một lý do nào thì cũng dễ dẫn đến tai nạn. Khi ta phanh một cách đột ngột với lực phanh mạnh, nhiều khả năng xe sẽ bị hiện tượng bó phanh. Dấu hiệu xe bó phanh là bánh xe bị mất độ bám, trượt dài theo quán tính. Tình huống này cực kỳ nguy hiểm bởi xe dễ bị mất lái, khả năng va chạm, đâm đụng vào các xe khác rất cao. Nếu như xe đang trên đà xuống hoặc lên dốc, điều này còn nguy hiểm hơn gấp bội phần.
Do đó, việc nằm lòng kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp đối với các lái xe là vô cùng cần thiết.
Kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp đối với xe máy
Như chúng ta đã biết, bên trên mỗi chiếc xe máy đều có 2 phương có thể giúp chúng ta phanh, điều kiển xe.
Phương pháp thứ nhất chính là sử dụng phanh động cơ. Đây được chuyên gia đánh giá là phương pháp giảm tốc độ từ từ nhưng hết sức hiệu quả, có thể giúp người lái kiểm soát được tốc độ chạy của mình. Kinh nghiệm xử lý khi phanh gấp đối với phanh động cơ chính là hãy nhả tay ga từ từ về vị trí ban đầu. Còn nếu bạn sử dụng xe số, kết hợp với về số sẽ khiến bạn giảm tốc tốt hơn và kiểm soát được tốc độ.
Phương pháp thứ hai là sử dụng phanh. Tùy vào xe số hoặc xe ga mà phanh sẽ được đặt ở các vị trí khác nhau. Việc sử dụng phanh sẽ khiến xe giảm tốc độ một cách nhanh chóng nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc có thể mất thăng bằng lái do sự giảm tốc đột ngột.
Do đó, kinh nghiệm phanh an toàn đó là bạn nhất định phải làm chủ được tốc độ chạy xe của mình. Hãy điều khiển xe với một tốc độ vừa phải, không nên chạy xe quá tốc độ. Vì tốc độ càng cao thì càng mất nhiều thời gian để phanh.
Nếu được, bạn hãy cố gắng giữu khoảng cách an toàn đối với các xe trước và sau mình để nếu có việc phải phanh khẩn cấp cũng không quá ảnh hưởng đến họ. Hãy luyện tập kết hợpcar phanh trước và phanh sau, tăng giảm ga, bóp nhả phanh tay để điều khiển xe được linh hoạt, chuyên nghiệp nhất.
Kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp đối với xe ô tô
Lái xe ô tô luôn là việc đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều kỹ năng với nhau. Ngoài sự linh hoạt, uyển chuyển trong lúc lái xe, thì kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp cũng cực kỳ quan trọng.
Khi có việc cần phanh khẩn cấp, người lái xe cần nắm chắc tay lái, giữ thẳng vô lăng, thay vì nhấn giữ phanh hãy lần lượt nhấp/thả phanh liên tục. Thao tác này sẽ giúp giảm ma sát, giảm áp lực phanh, từ đó xe có thể giảm tốc độ một cách an toàn, nhất là phanh gấp lúc chạy tốc độ cao.
Theo kinh nghiệm của những người lái xe chuyên nghiệp thì thay vì rà phanh lực mạnh, người lái có thể phanh xe một cách an toàn hơn nhờ vào việc kết hợp đạp phanh với chuyển xe về số thấp.
Kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp đúng cách và an toàn nhất chính là đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe bắt đầu trượt nhẹ trên đường nhưng vẫn đi theo sự kiểm soát của tay lái thì ngay lập tức nhả chân phanh. Đợi khi xe hết trượt lại tiếp tục phanh, sau đó gần đến điểm trượt thì nhả phanh. Lặp lại các bước này cho đến khi xe hẳn. Đối với những người mới tập lái thì kỹ thuật này có vẻ khá khó khăn. Những các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt, tránh lạm dụng thường xuyên.
Vì điều này có thể làm giảm tuổi thọ của phanh xe, gây nhiều nguy hiểm cho người lái và những người xung quanh.
Những kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp được chúng tôi nêu ra ở trên chỉ là những ách “thoát hiểm” tạm thời. Tất cả chúng ta đều không nên và không được phép lạm dụng quá nhiều. Khi đi đường, điều khiển phương tiện hãy luôn chú ý quan sát, phanh xe đúng cách, chấp hành đúng luật giao thông.
Hi vọng tất cả chúng ta sẽ cùng chung tay xây dựng nên một nền văn hóa giao thông đẹp, an toàn, để mọi người luôn được an tâm khi tham gia giao thông. Đừng quên theo dõi chúng tôi để đọc thêm nhều bài viết chia sẻ kinh nghiệm bổ ích khác.
Đừng quên theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật thê, những thông tin thú vị khác Nếu bạn cảm thấy kinh nghiệm xử lý khi phanh khẩn cấp chúng tôi cung cấp bổ ích, đừng quên để lại bình luận bên dưới nhé!