2 cách xử lý nếu gặp tai nạn giao thông
Theo thống kê trên toàn quốc, số vụ tai nạn giao thông vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể. Đáng nói hơn, những vụ tai nạn giao thông còn trầm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, bạn cần phải nằm lòng cách ứng xử khi gặp tai nạn giao thông trên đường đi, kịp thời giải cứu cho mình và cả người khác.
Ứng xử khi người khác gặp tai nạn giao thông trên đường đi
Khi di chuyển trên đường, nếu có tai nạn giao thông xảy ra trước mắt mình, bạn tuyệt đối đừng nên ngó lơ mà hãy ra tay giúp đỡ nếu có thể. Trong tình huống đó, với tư cách là một người ngoài cuộc, thay vì đừng xem, quay hình bạn hãy hành động để cứu người.
Điều đầu tiên bạn cần làm khi thấy có người gặp tai nạn giao thông trên đường đi chính là dừng xe đến ứng cứu. Hãy gọi ngay vào đường dây nóng 115, mô tả chi tiết địa điểm xảy ra tai nạn, tình hình người bị nạn và làm theo tất cả những điều nhân viên y tế yêu cầu.
Hãy kêu gọi nhiều người cùng giúp sức để giữu an toàn cho nạn nhân, bắt giữ người gây ra tai nạn (nếu có) để chờ lực lượng chức năng đến xử lý. Khi thấy người khác gặp tai nạn giao thông trên đường đi, bạn cần yêu cầu mọi người giữu nguyên hiện trường, tránh di chuyển nạn nhân lung tung làm tình trạng xấu hơn. Hãy sơ cứu cho nạn nhân nếu bạn có kiến thức và kinh nghiệm.
Hiện nay, có rất nhiều người vô tâm khi thấy người bị nạn mà không ứng cứu. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định rằng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông sẽ bị phạt hành chính.
Xử phạt khi gặp tai nạn giao thông trên đường đi mà không ứng cứu
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.
4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.”.
Ứng xử khi bản thân gặp tai nạn giao thông trên đường đi
Trường hợp thứ hai chính là khi bản thân bạn – người đang cầm lái gặp tai nạn giao thông trên đường đi. Trường hợp này khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng cần phải giữ bình tĩnh, không nên quá sợ hãi và hãy cố gắng xin sự giúp đỡ từ người xung quanh.
Thứu nhất, khi gặp tai nạn giao thông trên đường đi bất ngờ, hãy dừng xe ngay lập tức. Nếu bạn là người bị thương, trong trường hợp còn tỉnh táo hãy cố gắng gượng chờ đội ngũ y tế đến nơi.
Nếu bạn là người gây ra tai nạn giao thông, tuyệt đối đừng bỏ trốn. Hãy dừng xe lại, tấp vào kiểm ta tình trạng của đối phương, gọi cho lực lượng chắc năng và Cấp cứu. Ngay sau đó, bạn cần gọi cho công ty bảo hiểm mình đã mua và làm theo hướng dẫn để được hưởng quyền lợi đến từ Bảo hiểm.
Khi mua bảo hiểm xe máy/ô tô tại PVI, quy trình bồi thường và xử lý bồi thường luôn diễn ra nhanh chóng. Nếu vẫn còn thắc mắc về giấy tờ, hồ sơ hoặc quy trình bồi thường, bạn có thể đọc thêm hai bài viết sau trên Website của chúng tôi:
Quy Trình Xử Lý Bồi Thường Khi Tai Nạn Xảy Ra
Cần Chuẩn Bị Giấy Tờ Gì Để Yêu Cầu Bồi Thường?
Xử phạt khi gặp tai nạn giao thông trên đường đi mà bỏ chạy
Khi gây ra tai nạn giao thông, cho dù như thế nào bạn cũng không được bỏ trốn. Hãy xuống xe, xem tình hình và thừa nhận lỗi lầm của mình với cơ quan chức năng. Pháp luật nước ta đã quy định xử phạt đối với những trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn như sau:
Theo quy định tại Nghị định 46 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực thi hành từ 1-8-2016 thì hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy được quy định rất cụ thể như sau:
Tại Điểm b, Khoản 7, Điều 5 Nghị định thì người điều khiển, người được chở trên ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Lỗi tương tự, tại Điểm c, Khoản 7, Điều 6 Nghị định này quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Hành vi này khi áp dụng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, theo quy định tại Điểm b, Khoản 6, Điều 7 Nghị định.
Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác thì mức phạt sẽ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 8 Nghị định.
Trong nhiều trường hợp nghiê trọng, người bỏ chạy còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù lên đến 10 năm.
Xem chi tiết tại: Luật giao thông đường bộ năm 2008 số 23/2008/QH12 mới nhất 2022
Hậu quả của tai nạn giao thông luôn là mối quan ngại của rất nhiều người. Khi gặp tai nạn giao thông trên đường đi, hi vọng chúng ta có thể ứng xử bình tĩnh, khôn ngoan, có trách nhiệm và tử tế.
Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ thực sự giúp ích cho bạn trên những chặng đường sắp tới. Theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!