3 cách phân biệt bảo hiểm xe máy thật giả
Mọi thứ trong đời sống hiện đại, từ thức ăn đến mỹ phẩm, quần áo, thậm chí là các loại giấy tờ đều có thể bị làm giả. Sự thật là, bảo hiểm xe máy/ô tô là một trong những loại giấy tờ bị làm giả nhiều nhất. Nhưng vẫn còn rất nhiều chủ xe cơ giới chưa biết cách phân biệt bảo hiểm xe máy thật giả để giữ an toàn cho mình.
Pháp luật bắt buộc chủ xe phải mua bảo hiểm này để khi xảy ra tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ nghiêm trọng, nạn nhân luôn nhận được quyền lợi bồi thường từ phía công ty bảo hiểm dù người gây ra tai nạn có điều kiện tài chính hay không. Như vậy việc mua bảo hiểm là vô cùng cần thiết.
Lợi dụng điều đó đồng thời nắm được tâm lý sợ bị phạt, sợ bị công ăn bắt nên sốt sắng mua bảo hiểm của con người, nhất là phái nữ “dễ tính”, một bộ phận người đã làm giả bảo hiểm để bán nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Vậy làm thế nào để biết cách phân biệt bảo hiểm thật giả ngay cả khi chúng ta không phải dân chuyên ngành?
cách phân biệt bảo hiểm xe máy thật giả dựa vào giá
Ngày nay, chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “mua bảo hiểm xe máy/ô tô” lên thanh công cụ tìm kiếm, bạn sẽ được về hơn 50.000 kết quả. Bên cạnh những công ty bán bảo hiểm uy tín là sự mọc lên tràn lan của những địa điểm bán bảo hiểm dạo, không rõ nguồn gốc. Mỗi nơi lại đề xuất một mức giá khác nhau để mời chào, “dụ dỗ” bạn chốt đơn. Có những nơi giá bán bảo hiểm chỉ giao động từ 10.000 đến 20.000 VND, trong khi mức giá bảo hiểm tối thiểu ở các đơn vị cung cấp uy tín ít nhất phải từ 65.000 VND. Do đó, giá tiền là một trong những yếu tố quan trọng để cách phân biệt bảo hiểm xe máy thật giả.
Những nơi bán bảo hiểm với “giá rẻ như cho đó” đã thu hút được một lượng khách không nhỏ. Với tâm lý “ham rẻ”, không ít người đã sa bẫy. Vậy nên, giá tiền là yếu tố đầu tiên để bạn hoài nghi đây là bảo hiểm thật hay giả.
Bảo hiểm với giá rẻ bất ngờ này, thông thường là bảo hiểm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nói đơn giản đây chỉ là một “tờ giấy” hoàn toàn không có cơ sở và giá trị gì. Thông thường, những người mua phải loại bảo hiểm giả này chính là nữ giới ở độ tuổi đi làm, lập gia đình. Vì bận rộn với công việc, chăm sóc con cái và quán xuyến gia đình sau giờ làm đồng thời với tâm lý tiết kiệm tiền để lo cho gia đình, họ đã mua bảo hiểm phải bảo hiểm giả mà không hề hay biết.
Căn cứ vào đơn vị mua/bán bảo hiểm
Trên phạm vi cả nước, ngoài những công ty, chuỗi đại lý chuyên cung cấp, phân phối bảo hiểm chính hãng ra, những địa điểm, cá nhân bán bảo hiểm nhỏ lẻ mọc lên tràn lan như nấm: tiệm tạp hóa, cây xăng, bán online qua các trang mạng xã hội… Những tấm biển “bán bảo hiểm xe máy/ô tô” xuất hiện dày đặc trên các con đường quốc lộ, gần các khu công nhân. Do đó, đơn vị mà bạn mua bảo hiểm cũng chính là một trong những yếu tố để bước đầu trong cách phân biệt bảo hiểm xe máy thật giả.
Để tránh mua phải bảo hiểm giả, người mua nên chọn những địa chỉ uy tín, có nhân viên tư vấn rõ ràng, có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, hỗ trợ nhiệt tình, nói cho bạn những chính sách của bảo hiểm, giải thích cặn kẽ về bảo hiểm chứ không phải là những nơi nói lời ngon ngọt để dụ dỗ bạn móc tiền ra khỏi ví.
PVI là một trong những đơn vị bán bảo hiểm xe máy chất lượng hàng đầu hhiệnnay. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm trải nghiệm thử nhé!
cách phân biệt bảo hiểm xe máy thật Giả bằng con dấu – chữ ký
Hiện nay, bảo hiểm giả được làm rất tinh vi, thậm chí số seri có trên mỗi tờ bảo hiểm còn được làm giả y hệt số seri của ấn chỉ thật do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành. Tem chống giả có vẻ cũng không có hiệu quả trong việc giúp chúng ta nhận diện bảo hiểm thật hay giả vì công nghệ làm giả quá kĩ xảo, không có gì khác biệt giữa thật và giả. Vậy thì, để có thể kiểm chứng bảo hiểm thật hay giả ngay cả khi bạn không phải dân chuyên ngành, bạn có thể kiểm tra chữ kỹ và con dấu có trên tờ bảo hiểm bằng mắt thường.
Con dấu và chữ ký trên bảo hiểm giả, ít nhiều vẫn sẽ lộ ra những điểm khác biệt so với hàng thật. Bạn có thể nhận diện bảo hiểm giả thông qua màu sắc và các chi tiết in trên dấu mộc. Con dấu thật màu mực in rõ nét, các chi tiết được làm rõ, sắc sảo, không sai chính tả trong khi con dấu giả sẽ có màu mực in không rõ nét vì sử dụng mực kém chất lượng, bị đọng mực, mờ nhòe, mất chi tiết.
Trên đây là một vài gợi về cách phân biệt bảo hiểm xe máy thật giả dành cho bạn. Lúc mua bảo hiểm nhớ lưu tâm điều này và kiểm tra kỹ càng để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình nhé.
Pingback: Khi nào cần dùng Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe mô tô, bạn đã biết chưa? – baohiem-pvi
Pingback: Tra cứu bảo hiểm xe máy điện tử – cách phân biệt thật giả thời 4.0 – baohiem-pvi