Từ A đến Z về biển báo giao thông đường bộ
Theo thống kê, trong phạm vi nội thành, nếu bạn đi được 1km thì sẽ gặp một biển báo giao thông. Vậy tại sao những biển báo này lại xuất hiện dày đặc lại có muôn hình vạn trạng như vậy? Bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn từ A đến Z về các loại biển bảo giao thông đường bộ, nhé!
Biển báo giao thông đường bộ là gì?
Hiểu đơn gian, các loại biển báo giao thông đường là các biển hiệu được đặt trên các tuyến đường, chứa các thông tin về quy tắc, quy định tham gia giao thông ở một tuyến đường cụ thể để giúp cho người tham gia dễ dàng nhận biết.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các biển báo giao thông đường bộ được phân chia thành 05 nhóm: (i) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; (ii) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; (iii) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; (iv) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết và (v) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Vì vậy, việc nhận biết, phân biệt được các loại biển báo giao thông đường bộ là điều kiện bắt buộc trong quá trình học lái xe máy hoặc ô tô.
Mẹo nhớ các loại biển báo giao thông đường bộ
Có rất nhiều người khi bắt đầu tham gia học và điều khiển xe cơ giới thì cảm thấy lo lắng vì không thể nhớ hết được các loại biển báo giao thông đường bộ. Các loại biển báo giao thông, nhìn thì có vẻ phức tạp vì nhiều hình ảnh khác nhau nhưng nếu biết được mẹo nhớ thì sẽ cực kỳ đơn giản. Chúng ta sẽ nhớ biển báo theo phân loại màu sắc, hình dạng và hình vẽ để trong trường hợp không nhớ 100%, chúng ta cũng có thể hiểu và đoán được ý nghĩa.
Xem thêm: Các Loại Bảo Hiểm Cơ Bản Mà Ai Cũng Nên Biết
Biển báo cấm
Hình dạng: hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).
Tác dụng: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Khi nhìn thấy biển báo này, người tham gia giao thông nhất định phải chấp hành nghiêm túc, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định. Trong các loại biển báo đường bộ thì đây là loại biển báo được xem là hay gặp nhất trên các tuyến đường lưu thông mỗi ngày.
Số lượng: Biển báo cấm có 39 kiểu
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Hình dạng: hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền màu vàng, ký hiệu hình vẽ được to màu đen. Biển báo nguy hiểm có mã W.
Tác dụng: báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm có khả năng xảy ra trên đường để kịp thời tránh, phòng ngừa. Đây cũng là loại biển báo giao thông đường bộ khá phổ biến, bạn có thể nhìn thấy trên các tuyến đường hoặc được gắn ở gần các cột điện cao áp…
Số lượng: Biển báo cấm có 46 kiểu.
Biển báo hiệu lệnh
Hình đạng: dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.
Tác dụng: Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Biển báo giao thông này mang tính chất bắt buộc. Ví dụ: phải đi thẳng, vòng sang trái.
Số lượng: Biển báo hiệu lệnh gồm 9 kiểu.
Xem thêm: 10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Mua Bảo Hiểm Bắt Buộc TNDS Chủ Xe Mô Tô Của PVI
Biển báo chỉ dẫn
Hình dạng: có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Tác dụng: hướng dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết cho người tham gia giao thông, nhằm giúp họ điều khiển phương tiện, di chuyển trên đường được thuận lợi, dễ dàng.
Số lượng: biển báo chỉ dẫn có 48 kiểu.
Xem thêm: 5 Điều Cần Làm Trước Khi Ra Đường, Đừng Để Đến Khi Quá Muộn
Các loại biển phụ, biển viết bằng chữ
Hình dạng: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng. Biển phụ có mã S, SG và SH.
Tác dụng: biển phụ được đặt kết hợp với các biển chính để thuyết minh bổ sung cho người tham gia giao thông dễ hiểu. Ngoại trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập. Các biển báo giao thông thuộc nhòm này không quá nhiều, xuất hiện chủ yếu ở gần các cầu, đường sắt, biển…
Trên đây là các loại biển báo giao thông phổ biến nhất giúp cho người tham gia có thể nhận diện và chấp hành đúng pháp luật. Bảo vệ bản thân mình cũng chính là lúc bảo vệ những người xung quanh bạn nhé! Đừng quên theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật thê, những thông tin thú vị khác. Bảo hiểm PVI hi vọng sẽ luôn được đồng