Câu Hỏi về biển báo hiệu lệnh phải thi hành

Biển báo hiệu lệnh là một trong những biển báo xuất hiện nhiều trong bộ câu hỏi sát hạch luật giao thông. Đừng bỏ qua series câu hỏi thú vị về luật giao thông trên Website của chúng tôi nếu bạn muốn nắm rõ những khái niệm, quy tắc một cách nhanh nhất.

Biển báo hiện hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại gì dưới đây?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, 05 nhóm biển báo giao thông đường bộ được chia như sau: nhóm biển báo cấm; nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo; nhóm biển báo hiệu lệnh; nhóm biển báo chỉ dẫn và nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ. Trong đó, Biển báo hiệu lệnh là một trong những loại biển báo giao thông quan trọng, biển báo hiệu lệnh hướng dẫn người tham gia giao thông phải thực hiện các hiệu lệnh như: Đi thẳng, chạy chậm lại, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu, vòng sang phải, vòng sang trái,… 

Biển báo hiệu lệnh phải thi hành - Câu hỏi sát hạch
Biển báo hiệu lệnh phải thi hành – Câu hỏi sát hạch

Giải đáp về biển báo hiệu lệnh phải thi hành

Biển báo hiệu lệnh thường được đặt tại các vị trí có điều kiện giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, nhiều phương tiện đặc biệt lưu thông như xe tải, xe chở hàng. Biển báo có nhiệm vụ thông báo cho người điều khiển giao thông thực hiện đúng theo các hiệu lệnh như: cấm đi đường một chiều, cấm quẹo trái hay phải, giảm tốc độ… để đảm bảo an toàn. 

Các biển báo hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

Nhóm biển báo mang biển số từ R.301 – R.310 đều là những biển báo hiệu lệnh bắt buộc đối với người tham gia giao thông. Trong mỗi nhóm sẽ bao gồm các biển số nhỏ với ý nghĩa riêng biệt.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), đối với hành vi mắc lỗi, chủ xe phải chịu mức phạt hành chính từ 100.000 đến 400.000 tùy phương tiện và có thể bị tước giấy phép lái xe trong một số trường hợp. Cụ thể như sau:

  • Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
  • Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với trường hợp gây tai nạn giao thông.
  • Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng.
  • Đối với xe đạp: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.

Đặc biệt quan trọng: Từ A Đến Z Về Biển Báo Giao Thông Đường Bộ. Theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart